Nhiều hộ gia đình hiện nay không còn sử dụng nuồn nước máy trực tiếp mà đã chuyển sang bơm nước vào bồn rồi mới sử dụng. Nhưng hạn chế của bồn nước là thường xuyên xảy ra tình trạng nước chảy yếu mạc dù nước trong bồn đang đầy. Vậy nguyên nhân là gì và làm sao để khắc phục tình trạng nước chảy yếu này?

Cùng nhà phân phối Panasonic tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nước chảy yếu mà không cần dùng đến máy bơm nhé.

Biểu hiện của áp lực nước đang bị yếu

Một trong những biểu hiện dễ có thể thấy nhất là áp lực nước ở các thiết bị trở nên yếu nhất là vòi nước, vòi sen, vòi xịt. Biểu hiện dễ nhìn thấy hơn gồm:

  • Vòi nước rửa chén, vòi tắm sen, vòi xịt sẽ có hiện tượng nước bị yếu đi dù nước trong bồn chưa đang đầy.
Biểu hiện của áp lực nước đang bị yếu
Biểu hiện của áp lực nước đang bị yếu
  • Thiết bị như máy giặt, máy rửa chén hoạt động lâu do nguồn nước chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn điện cũng như sự bất tiện khi sử dụng. Thông thường, đối với máy giặt thì đủ nước trong lồng máy sẽ tự hoạt động. Tuy nhiên, có thể bạn phải đợi hơn 20 phút nước mới đủ thì chứng tỏ 1 điều nước đang bị yếu và không đủ áp lực. Nhiều máy giặt còn có thể báo lỗi khi gặp sự cố này.
  • Tình trạng nước trong bồn cầu bỗng nhiên trở nên lâu đầu khi nhấn xả dội.
  • Nước lên trên bồn trở nên lâu đầy, phải mất đến 1 tiếng hơn mới có thể cấp nước đủ lên bồn.

Xem ngay: Sơ đồ đấu dây quạt trần và cách đấu dây điện cho quạt trần

Những nguyên nhân làm cho áp lực nước bị yếu

Nguyên nhân do vị trí các thiết bị

Bồn chứa nước đặt quá xa máy giặt, máy nước nóng. Điều này dẫn đến tình trạng nước không đủ áp lực để đẩy xuống đường ống các thiết bị.

Nguyên nhân do vị trí các thiết bị
Nguyên nhân do vị trí các thiết bị

Nguyên nhân do đường ống quá bé

Hệ thống ống cấp nước có kích thước quá bé khiến cho nguồn nước không đủ để cấp nhanh vào các thiết bị. Đây cũng là một trong số lỗi trong quá trình thi công lắp đặt, tùy thuộc vào từng thiết bị và nhu cầu mà nên chọn ống có kích thước phù hợp hơn nữa.

Nguyên nhân do giếng khoan bị nhiễm phèn

Nhiều gia đình thường sử dụng nguồn nước giếng khoan nên khả năng bị nhiễm phèn hoặc rác bẩn khá cao, nên điều này khiến cho đường ống bị bám bẩn và làm giảm tiếp diện ống dẫn nước giống với nguyên nhân 2 và làm hạn chế nguồn nước cấp.

Nguyên nhân do đường ống bị tắc nghẽn

Đường ống bị nghẽn cũng có thể là nguyên ngân dẫn đến tình trạng nước bị yếu. Có thể do rác thải bị kẹt trong đường ống, vòi nước bị bám bẩn.

Nguyên nhân do đường ống bị tắc nghẽn
Nguyên nhân do đường ống bị tắc nghẽn

Nhưng nguyên nhân đa phần do lọc đầu nguồn nên làm cho bị nghẽn, sự cố này rất thường xuên gặp ở những gia đình sử dụng giếng khoang và thậm chí nước đóng cục.

Có thể bạn cần: Bảng báo giá máy bơm nước Panasonic

Cách tăng áp lực nước không cần máy bơm

Cách 1: Lắp ống thông hơi cho bồn nước

Lắp đặt ống thông hơi tại vị trí gần bồn nước cũng là một trong những cách bạn không cần phải sử dụng máy bơm để tăng áp lực nước, đây là hệ thống giúp cho người nước được chảy một cách dễ dàng hơn.

Cách 1: Lắp ống thông hơi cho bồn nước
Lắp ống thông hơi cho bồn nước

Nhiều người vẫn không rõ tầm quan trọng của việc lắp ống thông hơi cho bồn nước do có thể đã lắp sai kỹ thuật khiến bồn nước bị yếu. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ cách lắp đặt hoặc hỏi những nhà gần đó đã lắp thiết bị nhé!

Cách 2: Lắp bồn nước đúng cách

Bạn nên lắp đặt những thiết bị cần nguồn nước ở gần nguồn nước hoặc bạn lắp bồn nước càng cao càng tốt để tạo áp lực cho nguồn nước. Thường sẽ có 2 cách lắp bồn nước chính gồm:

Đối với bồn đứng thì khả năng tăng áp lực nước cao hơn so với bồn nằm và thích hợp cho hộ gia đình tầng thấp, nhà cấp 4 hoặc nhà 3 tầng đổ lên nhé!

Đôi với lắp bồn nằm thì hầu như hộ gia đình nào cũng nên sử dụng những vị trí lắp đặt trên cao từ 3 tầng đổ lên.

Xem thêm: Cách lắp đặt máy bơm tăng áp Panasonic tại nhà đơn giản

Cách 3: Tăng áp lực nước bằng cách vệ sinh lại bộ phận sục khí

Bộ phận sục khí thường được lắp ở các đầu vòi nước rửa chén, vòi nóng lạnh, lavabo,…Nhằm để tăng áp lực nước đầu ra. Bộ phận này có một tấm lưới lọc trong quá trình sử dụng sẽ bị bám cặn khiến cho áp lực nước sẽ bị giảm đi.

Tăng áp lực nước bằng cách vệ sinh lại bộ phận sục khí
Tăng áp lực nước bằng cách vệ sinh lại bộ phận sục khí

Nên lúc này bạn cần sử dụng cơ lê để thảo mở bộ phận này ra rồi sau đó vệ sinh thật sạch là có thể khắc phục được tình trạng nước yếu.

Cách 4: Nâng cấp hệ thống nước

Một trong những lí do khiến cho áp lực nước trở nên yếu là do sử dụng quá nhiều co lơ khiến cho đường ống bị nhiều gấp khúc. Vì vậy, bạn cần phải thiết kế đường ống theo một đường thẳng, hạn chế co lơ.

Ngoài ra, việc sử dụng kích thước đường ống phù hợp cũng có thể giúp áp lực mạnh lên và hiệu quả rất nhiều mà không cần sử dụng đến máy bơm tăng áp.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Nhà phân phối Panasonic thì bạn đã biết được cách tăng áp lực nước không cần máy bơm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0902 504 886
Hotline
0908 504 886
Hotline
0909 625 123
Zalo
0909 625 123
Chỉ đường